Archive for 11月, 2017

【大喜利】『対戦FPSの新キャラの斬新すぎる能力とは?』審査結果発表!

月曜日, 11月 20th, 2017

週末限定のお気楽企画Game*Spark大喜利、第四百二十一回の審査結果発表です。今回のお題は『対戦FPSの新キャラの斬新すぎる能力とは?』というものでしたが、多数のご回答ありがとうございました。皆様から寄せられた回答を、皆様の評価及び担当者の”独断と偏見”により審査しました結果、以下の回答がベストアンサーとして選ばれました。

(18)

GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG

金曜日, 11月 10th, 2017

Án Tử là tướng quốc nước Tề. Sắp sang nước Sở. Vua nước Tề mới gọi Án Tử đến, mà phán rằng:

– Nay ngươi đem chuông đi đánh xứ người, thì phải đánh thật kêu. Chớ không thể đánh qua loa mà ôm điều hối hận.

Đoạn, dzô một hớp bồ đào mỹ tữu, rồi tiếp:

– Quen sợ mặt. Lạ sợ áo quần. Nay người vì chính sự đi xa, thì phải chú tâm vào cái… hàng cái hiệu. Chớ đừng lưa thưa vài ba áo sống. E làm trò cho thiên hạ cười chê, thì dẫu tắm trăm sông cũng khó lòng rửa sạch…

Nói rồi, liền ban cho lụa là gấm vóc, cùng mớ kim ngân phòng khi hữu sự. Án Tử lạy tạ rồi thu lấy quay về. Đến nơi, vợ chạy ra tận cổng. Đón vào. Tự tay khui một lon bia, rồi nhỏ nhẹ hỏi rằng:

– Chưa tới ngày sinh nhật. Cũng không phải đến ngày hai đứa… rụng vào nhau. Hà cớ chi chàng lại mua quà nhiều như vậy?

Án Tử lẹ làng đáp:

– Mua đâu mà mua. Đây là quà vua ban cho ta, đặng sửa soạn cho xôm trước giờ sang nước Sở. Chớ có đâu như bà cứ bình tâm… tứ sắc, nên chẳng lý gì đến cái mặc của chồng con, thành thử đã bao năm cũng mình trơn bốn bộ!

Vợ Án Tử nghe thế, mới xụ mặt xuống, mà bực dọc nói rằng:

– Cây có cội. Nước có nguồn. Chim có tổ. Người có… thê! Mà giả như lang quân không muốn sống cùng em nữa – thì nói mẹ nó ra – Chớ đừng mượn gió bẻ măng mà khổ đau người đang hận…

Đoạn, bưng lấy mặt mà khóc. Án Tử thấy vậy, mới thần hồn át thần tính, mà bảo dạ rằng:

– Đàn bà! Luôn nhớ đến những gì người khác… quên làm cho mình, mà chẳng bao giờ nhớ đến những gì mình nhận nơi người khác, nên cõi thế này mới lắm chuyện sầu đau. Mới tím ruột tím gan tím… chiều hoang biền biệt. Thôi thì nghĩa Phu thê vẫn còn đang gắn bó – thì xá mẹ gì một chút vải này đây – để chữ trăm năm như thuyền không bến đậu. Chớ có tấm áo mà buồn trong tiếc nuối, thì liệu mai này còn… quân tử được ư?

Nghĩ vậy, Án Tử mới tươi nét mặt, mà hớn hở nói với vợ rằng:

– Tôi vẫn nhớ ngàn xưa hay nói: Hòa khí sanh tiền tài. Nín nhịn sẽ mang nhiều ân đức, nên quyết diệt trừ nóng giận với sầu bi. Chớ không thể cứ… vô tư làm nàng rầu mãi được…

Nói rồi, liền mang tất cả lụa là gấm vóc cùng mớ kim ngân mà giao cho hiền nội. Vợ của Án Tử lấy làm thích thú. Cười híp cả mắt lại, rồi thì thầm tự nhủ:

– Một người vợ hiền tất phải biết mình, biết chồng. Rõ được lúc vui. Hiểu tường lúc bực – mà đem nước mắt, nụ cười làm phương tính toán – thì dẫu không đủ ân đức để rải khắp nhân gian, thì cũng đủ cho lang quân phải hết lòng quy phục. Suy đi nghĩ lại. Thiệt là chí lý lắm thay!

Một hôm, vua Sở được tin Án Tử sắp sang, bèn gọi các quan lại, mà phán rằng:

– Án Tử là tay ăn nói giỏi của nước Tề. Nay sắp qua đây. Ta muốn làm nhục. Chẳng hay các ngươi có mẹo kế gì chăng?

Nghiêu Phố, là tướng quốc nước Sở, mới quỳ xuống mà thưa rằng:

– Đợi bao giờ Án Tử sang. Chúng tôi xin trói một người, rồi dẫn đến trước mặt vua.

Vua Sở ngạc nhiên, hỏi:

– Để làm gì?

Nghiêu Phố đáp:

– Để giả làm người nước Tề.

Vua Sở đực mắt ra trong giây lát, rồi nhướng mắt lên mà nói rằng:

– Ta thật không hiểu điều ngươi muốn nói. Vậy có gì thì nói mẹ nó ra. Chớ không thể cứ mông lung kiểu này nữa được!

Nghiêu Phố lật đật đáp:

– Chúng hạ thần cho một người giả làm người nước Tề. Bị bắt về tội ăn trộm, thì dẫu cho Án Tử có mồm năm miệng mười thế nào đi chăng nữa – thì cũng… đi luôn – Chớ không thể múa may gì nữa đặng!

Vua Sở nghe thế mới trong lòng dậy nổi phong ba, mà hớn hở phán rằng:

– Diệu kế! Diệu kế! Phen này Án Tử chỉ có nước… tiêu, thì làm sao giữ tăm tiếng cho nước Tề nữa đặng? Đã vậy trong lòng ta quả nhiều hứng thú. Khi nghĩ cảnh sứ người đỏ mặt tía tai, mà không cách chi cứu thua bàn thấy được…

Đoạn thét tả hữu lấy ba chung bồ đào mỹ tửu ban cho Nghiêu Phố, cùng cấp bảy lượng vàng ròng để tìm người hết sức chịu chơi, đặng hợp với quan nha mà bày trò hí lộng. Nghiêu Phố khoái quá, khiến mặt mày như vừa… thẩm mỹ viện ra, bèn sướng hiu hiu mà nghĩ thầm trong dạ:

– Làm tôi thấy vua thích mà không cố để vua vui là bất Trung. Ăn chén cơm vua mà không hết lòng với vua là bất Nghĩa. Bày mưu tính kế để giúp vua mà không làm là bất Tín. Ta dẫu không dám nhận mình là quân tử, nhưng không thể là kẻ thiếu Trung. Cũng không thể Tín Nghĩa mà thiếu luôn hai đàng nữa được!

Tối ấy, Nghiêu Phố về nhà mà dạ lâng lâng như ngày coi mắt vợ. Vợ của Nghiêu Phố là Hàn thị, thấy chồng về mà… nhẹ gót đường mây, liền ngưng chuyện cửi canh mà nghĩ thầm trong bụng:

– Người ta ở tốt với mình thì mình phải ở tốt với người ta. Người ta ở xấu với mình thì mình cũng phải ở tốt với người ta. Thế mới là hiền phụ…

Nghĩ vậy, bèn đạp canh cửi ngã lăn ngã lốc mà chạy ra đón chồng, rồi hỏi:

– Thiếp vẫn nghe ngàn xưa hay nói: Xa thì thương, gần thì thường. Nay thiếp đã bên chàng sống đặng mấy niên, mà vẫn thấy thương anh còn hơn hồi mới… chập. Là cớ làm sao?

Nghiêu Phố tươi hẳn nét mặt lên, rồi thủng thẳng đáp rằng:

– Chim Quyên ăn trái nhãn lồng. Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi. Vợ chồng. Ở càng lâu thì… hơi càng nặng. Chớ có mẹ gì đâu! Mà nàng phải cuống lên hỏi này hỏi nọ!

Đoạn, vừa bước vào nhà vừa ca vài điệu Lý quê hương, khiến Hàn thị thấy lạ lùng trong dạ, mới bảo bụng rằng:

– Chồng ta. Từ nào tới giờ, chỉ biết mỗi bài… Trống cơm. Chớ có đâu lại biết nhiều như vậy? Hay là Cậu Bà từ trên giáng xuống, nên mới xui chàng hát nọ hát kia. Chớ lẽ đâu lại ly kỳ như thế được?

Nghĩ vậy. Mặt mày bỗng đâm lo, mới vội nói với Nghiêu Phố rằng:

– Từ ngày về sửa túi cho lang quân đến nay. Thiếp chưa bao giờ thấy lang quân mừng dzui như dzậy. Nếu lang quân vẫn đẹp lòng đẹp ý, thì chia sớt vài phần với thiếp được chăng?

Nghiêu Phố vội nắm lấy tay Hàn thị. Cười một tiếng rõ to, rồi nói:

– Uống nước phải chừa cặn. Có lý phải có tình. Cạn tàu ráo máng với nhau không nên. Hà huống chi nghĩa Phu thê đã vài Thu sáng rực?

Đoạn, sung sướng đem hết mọi chuyện ra mà kể. Không bỏ sót một chỗ nào. Hàn thị nghe trọn từ đầu tới đuôi, mới hớt hãi kêu Trời trong dạ:

– Ngậm máu phun người dơ miệng mình, thì rõ ra ta không thể dựng đứng câu chuyện, hoặc dùng lời không phải, mà hại ai bao giờ. Lại nữa, bản tính của con người vốn là lương thiện. Vậy thì những kẻ làm điều sai trái. Chẳng qua là do lòng ham muốn quá nặng mà ra. Chớ chẳng phải số… xui gì hết cả. Đó là chưa nói lâu dần thành ra khó rút – khiến lương thiện buổi đầu mất mẹ nó ngày sau – thành thử cứ dzô sâu mà không mần chi được…

Nghĩ vậy, Hàn thị trầm ngâm một chút, rồi nhìn thẳng vào mắt của Nghiêu Phố, mà nói những lời nghe thấu ruột thấu gan:

– Thiếp gần gũi với chàng tuy chẳng được trăm năm, nhưng những điều bổ ích thu đặng không phải là ít. Phẩm cách cao thượng của phu quân, là khuôn mẫu cho các con mai ngày góp mặt. Tấm lòng lượng cả của phu quân, khiến thiếp đã bao phen lặn mình ở trong đó. Những lời tâm huyết của phu quân, là hướng đi cho thiếp một đời theo đuổi. Nay bỗng dưng phu quân bỏ chỗ quang đâm đầu vào bụi rậm, là cớ làm sao?

Nghiêu Phố trừng mắt lên nhìn Hàn thị, rồi giận dữ gắt rằng:

– Ăn cơm vua. Hưởng lộc nước, thì dầu có phải bán chữ… Thánh hiền để vui lòng vua. Ta cũng làm tuốt luốt. Chớ xá chi chút khen chê mà lo này lo nọ. Đó là chưa nói ta không làm lỡ thằng nào dzớt mất, thì mộng công hầu ta biết liệu làm sao? Khi chốn quan nha lắm gian mà ít thật…

Hàn thị nghe thế. Chợt trong lòng trĩu nặng nỗi buồn. Như muốn khóc, rồi chậm rãi đôi lời nghe thấy mẹ thấy cha:

– Trời không nở bịt hết đường. Hay số phần định cho chàng phải… đứt chến vậy chăng?

Đoạn, thở hắt ra một cái, rồi nghẹn ngào nói tiếp:

– Cây Lan mọc nơi rừng sâu núi thẳm. Mặc dù chẳng có ai ngửi thấy mùi thơm ngọt ngào của nó, nhưng… đều đều vẫn cứ tỏa hương. Cũng vậy. Một con người có tu dưỡng. Có nhân đức. Càng quyết không thể vì bả phù vân mà thay đổi khí tiết. Nay chàng. Trên thì thua một người. Dưới lại ngồi trên hàng vạn sinh linh – mà còn chưa thấy đủ – thì trách chi cõi dương gian lắm ghen nhiều cái lụy…

Lúc Án Tử đến nơi. Vua Sở làm tiệc thiết đãi tử tế. Rượu uống ngà ngà. Chợt thấy hai tên lính điệu một người bị trói vào. Vua hỏi:

– Tên kia tội gì mà phải trói thế?

Một tên lính thưa:

– Tên ấy là người nước Tề. Phạm tội ăn trộm nên bị bắt.

Vua Sở khoái trá, liền nheo mắt nhìn Án Tử, rồi cao giọng hỏi rằng:

– Người nước Tề hay trộm cắp lắm nhỉ?

Án Tử đứng dậy thưa rằng:

– Chúng tôi trộm nghe cây Quất mọc ở đất Hoài Nam, thì là Quất ngọt. Đem sang trồng ở đất Hoài Bắc, thì hóa Quất chua. Cành lá giống nhau mà quả chua, quả ngọt. Là tại làm sao? Tại thủy thổ khác nhau vậy. Nay dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm. Sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp. Có lẽ cũng tại vì cái thủy thổ khác nhau mà khiến ra như thế chăng?

Vua Sở cười nói:

– Ta muốn làm nhục ngươi hóa ra lại chịu nhục. Thế mới hay. Kẻ khôn ngoan chẳng nên nhục mạ ai bao giờ…

Các quan nghe thế. Chỉ lấy mắt nhìn nhau. Chớ tuyệt nhiên không nói thêm chút gì nữa cả. Còn Nghiêu Phố thì đỏ mắt tía tai, đến độ miếng ăn ngon mà không sao nuốt vào cho đặng. Đã vậy lại thấy Án Tử ung dung cười vui chén, thêm phong độ tẩy trần như thưởng nguyệt chờ trăng, khiến lòng trí mê man như vừa ôm sốt nặng, rồi trong lúc buồn dâng cao như thế, mới nhủ đôi lời nghe tím dạ tím gan:

– Công danh có thể quen mà thành. Tiền của có thể do số… đề mà có. Duy cái Chí khí của con người. Không thể với kim ngân mà mua liền mua được, nên thiên hạ phân loại nhân phẩm con người cao thấp là chỗ đó. Còn ta. Tự cho mình là đại trượng phu – mà hành động chẳng có gì quang minh chính trực – thì… thiệt là hết biết!

(28)

THIẾT CHÚA ĐẠI PHONG

月曜日, 11月 6th, 2017

Chúa Trịnh ngày nào cũng yến tiệc, ních đầy bụng những sơn hào, hải vị. Người ăn của ngon nhàm mồm đâm ra khó tính. Một hôm chúa khó ở, lưỡi se đắng, bụng ậm ạch. Nhân ngồi với Quỳnh, chúa phàn nàn:

– Ta ngẫm không còn thiếu thứ gì quý hiếm trên đời chưa thưởng thức. Quái lạ, thế mà vẫn chưa món nào làm ta thực sự cảm thấy ngon miệng. Điều đó là tại làm sao, Trạng nói ta hay?

– Quỳnh nói luôn: Thế chúa đã xơi món mầm đá bao giờ chưa?

– Chúa lấy làm lạ: Món mầm đá thế nào, chắc ngon lắm phải không?

– Quỳnh đáp: Tuyệt trần đời. Nhưng muốn ăn mầm đá phải kỳ công.

– Chúa liền nằng nặc: Sợ gì công phu! Miễn là được ăn ngon. Nhất là lúc này, người đang mệt mỏi, ta đang rất cần ăn biết ngon. Trạng hãy mau chóng cho làm móm mầm đá kia đi!

– Ít lâu sau, vào tờ mờ sang. Quỳnh viết thiếp cho gia nhân mời chúa đến nhà thết tiệc mầm đá.

– Chúa đến nhà Trạng ngay từ mới rạng sáng. Đến khi mặt trời đứng bóng, vẫn thấy Quỳnh bận rộn lụi hụi dưới bếp, thỉnh thoảnh chạy ra, chạy vào, mồ hôi nhể nhại, khăn tay vắt vai, tay áo xắn đến khuỷu…Chúa nghĩ thầm:”Đúng là món mầm đá kỳ công thật, nên Trạng mới phải ra tay đốc thúc nhà bếp tất tưởi như thế kia!”

– Quá ngọ, sang mùi, bụng chúa bắt đầu cồn cào. Quỳnh vừa ló mặt, chúa chép miệng, trách: Sao “mầm đá” lâu chin thế? Biết vậy thế này ta chẳng nhận lời đến nhà Trạng hôm nay.

– Quỳnh lấy khăn tay thấm mồ hôi trán khải rằng: Thần muốn chúa ngon miệng nên mới dụng công ninh “mầm đá” thật công phu. Xin gắng đợi chút nữa, sắp chín rồi…

– Một chốc chúa lại giục, Quỳnh lại khẩn khoản thưa: “Gắng đợi thêm một chút mầm đá không kỹ lửa, không ninh nhừ khó tiêu…”

– Mặt trời xế bóng vẫn chưa thấy món mầm đá được dọn ra. Mùi cá khô, lẫn mùi khói bếp bên mấy nhà vào bữa cơm chiều, làm chúa “Nhức lỗ mũi”, ứa nước dãi. Chúa đành gọi Quỳnh lên , chúa ngồi lù đù hóp bụng lại, thú thật: Ta đói lắm rồi, không đợi được nữa. Mẩm đá để dành ăn sau cũng được. Bây giờ có thức gì dùng tạm, Trạng cứ cho mang lên!

– Quỳnh dạ một tiếng, vẻ miễn cưỡng rồi hét vọng xuống bếp: Cứ chất thêm củi vào nồi “mầm đá”! Hãy bưng cơm lên dâng chúa dùng cho qua loa đã chúng bay!

– Gia nhân dạ ran, rồi bê cái mâm lên. Bữa xoàng, có một phạng cơm với rau muống luộc, và một chiếc hũ sành.Chúa thấy ngoài chiếc hũ dán mảnh giấy hồng điều đề hai chữ “đại phong”. Chúa ăn cơm rau chấm nước “đại phong” ngon lành, chỉ một loáng lại đưa bát cho Trạng xới tiếp. Chúa nghĩ bụng, chắc món này cũng quý hiếm đặc biệt, nên thấy Trạng giữ gìn chiếc hũ cẩn thận. Có lần rau đã hết nước chấm, mãi mới thấy Trạng cẩn thận đỡ miệng hũ, múc thêm mấy muôi nhỏ “đại phong” nữa… — Chúa ngắm nghía chiếc hũ lại nhìn Trạng. Này khanh, “đại phong” là món gì mà ngon lạ như vậy?

– Khải chúa, đây chỉ là món thường nhật của con nhà trong làng.

– Chúa không tin: Hai chữ “đại phong” là nghĩa thế nào?

– Quỳnh tủm tỉm cười: Nhà chúa nhìn được mặt chữ, tự giải lấy, khắc rõ.

– Chúa lẩm bẩm: Đại phong tức là gió lớn, phải không?

– Quỳnh gật đầu, hỏi tiếp: Vậy gió lớn thì làm sao?

– Chúa bối rối như học trò không thuộc bài, nhìn Trạng.

– Quỳnh giảng giải: Gió lớn ắt đổ chùa!

– Trạng lại tiếp, hỏi dần: Đổ chùa thì làm sao?

– Chúa càng ấp úng. Quỳnh nói: Đổ chùa thì sư, vãi bỏ chạy, xôi oẵn mất hết… Của ngọc thực rơi vãi hết thì ông bụt nào cũng phải lo… Tượng lo thì làm sao?

– Trạng hỏi, đáp, dồn dập, liên hồi. Chúa chỉ còn biết ngồi trơ ra như phỗng. Hồi lâu, Quỳnh mới chịu khẽ khàng cắt nghĩa: Đến trẻ con cũng biết đọc ngược thì “tượng lo” là “lọ tương”. Khải chúa, thứ tương đỗ này không cao sang đâu, chẳng qua chúa quên mất những miếng ngon lành ở làng xóm rồi. Nay thần bày cách ninh “mầm đá”, chẳng thể đun được nhừ, đợi đến bao giờ cũng không có thể ăn được. Chúa cứ ngồi cho bụng thật đói, miệng thật thèm, bấy giờ chỉ cần lấy lưng cơm với món “đại phong” xoàng xĩnh này, chúa thấy ngon miệng.

– Chúa Trịnh bừng tĩnh trước một sự thật ngay bên mình… Chúa đứng dậy, cảm ơn Trạng, ra về.

(21)

【動画レポ】『STEEP Road to the Olympics』を体験、韓国&札幌の雪山がひとつに詰まった贅沢DLC

月曜日, 11月 6th, 2017

エクストリームなスノースポーツを楽しめる『STEEP』に、この冬新たなダウンロードコンテンツとして「Road to the Olympics」が到来します。平昌オリンピック公認のこのDLCでは、韓国と札幌のコース/競技を多数収録。本稿では、PC向け英語版『STEEP Road to the Olympics』を体験したレポートを動画と共にお伝えします。今回Game*Spark編集部が体験したのはUBIDAY 2017出展バージョンから、遊べる範囲が更に広くなったもの。韓国の「Super-G」では、スキーを使ったスピーディーなスラローム風の競技を楽しめました。筆者が選んだコースは比較的シンプルな作りだったものの、『STEEP』らしいなめらかな操作感と高速なゲームプレイはなかなかの爽快感。タイムアタックに全力を注ぐのみならず、一人称視点でハイスピードの迫力を感じるだけでも楽しめそうな競技です。

スノーボードでプレイする「Big Air」は、大ジャンプでトリックをキメるというシンプルなもの。こちらもこれまでの『STEEP』同様、親しみやすくもリトライ性が高いモードで、ギリギリのところまでエクストリームな技に挑みたくなる競技でした。巨大なジャンプ台から大回転しつつ着地に失敗し、目を覆いたくなるほど無残な結果になることもままありますが、それもご愛嬌。すぐさま危険なトリックに再挑戦してハイスコアを目指したくなってしまう、危険な魅力を持っています。

(4)